Chào các bạn.
Với những ai đam mê muốn học thiết kế đồ họa thì Photoshop như một phần không thể thiếu và trở nên thân thuộc trong việc tạo ra những tác phẩm ấn tượng hay chỉnh sửa những bức ảnh trở nên hoàn hảo hơn,…
Ở bài này, chúng ta sẽ cùng nhau làm quen với giao diện làm việc chính cũng như tìm hiểu thanh công cụ chính của Photoshop mà chúng ta thường xuyên thao tác về sau.
Giao diện làm việc chính của Photoshop
Mặc định khi mở Photoshop để sử dụng, sau quá trình nạp các tài nguyên cần thiết, giao diện Photoshop như sau:
Trên giao diện chính của Photoshop CC, chúng ta quan tâm đến 4 khu vực thường thao tác:
- Khu vực hiển thị nội dung của các file đang thao tác, xử lí.
- Thanh menu chính chứa các trình đơn xử lí, cấu hình,…
- Thanh công cụ (Toolbox) chứa các công cụ xử lí để thao tác với các file (sẽ được giới thiệu cụ thể trong phần sau)
- Vùng quản lí các lớp (Layer) của file đang thao tác, xử lí.
Mặc định, giao diện Photoshop CC trên Windows có tông màu tối như trên, chúng ta có thể thay đổi sang các tông màu sáng hơn bằng cách vào Edit > Preferences > Interface và thay đổi tại phần Color Theme. Các thành phần trên giao diện chính chúng ta hoàn toàn có thể kéo thả và bố trí lại như ý muốn tùy vào thói quen của mỗi người nhưng theo mình cách bố trí mặc định là hợp lí và tránh thay đổi lung tung.
Khi các bạn mở một file hoặc tạo mới 1 file để thao tác thì chúng sẽ hiển thị trong khu vực số 1, chúng ta có thể mở và thao tác với nhiều file cũng lúc và có thể kéo chúng chồng lên nhau để có thể tương tác giữa các file với nhau bằng cách giữ và kéo phần tên file.
Khu vực phía dưới thanh menu chính là thanh tùy chỉnh tương ứng để chúng ta có thể thao tác với mỗi công cụ đang được chọn ở Toolbox. Khu vực phía trên vùng quản lí Layer là vùng tùy chỉnh màu sắc, các chế độ màu tương ứng với các chế độ xử lí của Photoshop, mặc định là Essentials (ở phiên bản CC chúng ta có thể thay đổi chế bộ này tại khung chọn góc trên bên phải).
Thanh công cụ (Toolbox)
Đây là khu vực chứa các công cụ chính của Photoshop mà chúng ta thao tác nhiều nhất khi sử dụng phần mềm này (khu vực số 3 phía trên). Chúng ta cùng điểm qua tìm hiểu chức năng chính của các công cụ này nhé.
Để biết tên của công cụ, các bạn rê chuột vào biểu tượng tương ứng, sau tên công cụ các bạn để ý kí tự trong dấu () chính là phím tắt giúp chúng ta có thể chọn nhanh công cụ đó. Thanh công cụ được chia thành 4 nhóm chính như sau:
Theo thứ tự từ trên xuống:
1. Nhóm công cụ lựa chọn, di chuyển:
- Move Tool (V): Sử dụng để di chuyển các đối tượng (các layer) trên vùng làm việc.
- Marquee Tool (M): Các công cụ để lựa chọn các vùng dạng hình chữ nhật, hình elip, dạng cột, dòng (các bạn có thể chuyển sang chế độ chọn khác bằng cách click chuột phải vào biểu tượng này để hiện ra danh sách các loại công cụ)
- Lasso Tool (L): Các công cụ giúp vẽ được các vùng chọn tùy ý chứ không chỉ là hình chữ nhật hay elip, sau khi vẽ, để nối điểm đầu và điểm cuối bạn chỉ cần nhấp đôi chuột chúng sẽ tự nối với nhau, sau đó bạn có thể thao tác trên vùng đã chọn.
- Magic Wand Tool (W): Công cụ giúp chọn 1 mảng màu giống nhau tại 1 khu vực.
- Crop Tool (C): Công cụ dùng để cắt xén bớt khung hình, sau khi lựa chọn vùng cắt hình và xác nhận thì phần nằm ngoài vùng chọn sẽ biến mất. Trong nhóm này còn có công cụ Slice Tool (K): Công cụ dùng để cắt hình, thường dùng trong việc cắt hình nhỏ cho website.
- Eyedropper Tool (I): Công cụ dùng để chọn màu, lấy màu ở các điểm bất kì trên vùng làm việc.
2. Nhóm công cụ vẽ và chỉnh sửa ảnh:
- Healing Brush Tool (J): Sửa chữa các vùng hỏng hay thừa trên ảnh. Bạn chỉ cần chọn kích thước con trỏ giữ phím Alt rồi di con trỏ tới 1 khu vực có thể thay thế cho vùng hỏng kia rồi buông phím Alt và thực hiện thao tác tô lên các vết hỏng (Chú ý nó sẽ có 1 chút chế độ hoà trộn ở điểm cuối cùng khi bạn ngừng click chuột).
- Brush Tool (B): Cọ vẽ, là công cụ tuyệt vời của Photoshop giúp bạn có thể vẽ với nhiều loại hình dáng khác nhau, màu sắc, kích cỡ tùy chỉnh, các brush có sẵn và bạn cũng có thể tìm nạp thêm vào để sử dụng.
- Clone Stamp Tool (S): Tương tự công cụ Healing Brush Tool nhưng nó không hòa trộn mà lấy hẳn phần được chọn để thay thế vào vùng ảnh hỏng.
- History Brush Tool (H): Brush dùng để lấy lại hình dạng ảnh ban đầu của vùng quét.
- Eraser Tool (E): Xóa các vùng mà nó quét qua, giống như 1 cục tẩy để xóa mực.
- Gradiant Tool (G): Giúp tạo ta 1 vùng có màu hòa trộn, ở nhóm này còn có Paint Bucket Tool thay vì hòa trộn màu thì nó chỉ tô 1 màu.
- Blur Tool (R): Giúp làm mờ, nhòa đi vùng được quét qua
- Dodge Tool (O): Làm sáng các vùng được quét qua, trừ vùng màu đen.
- Path Selection Tool (A): Công cụ quản lí, lựa chọn các đường kẻ khi bạn vẽ 1 hình dạng bất kì, chủ yếu qua công cụ Pen Tool
3. Nhóm công cụ viết và vẽ vector
- Type Tool (T): Công cụ dùng để thêm một nội dung văn bản vào, có thể giới hạn vùng nhập văn bản bằng cách vẽ vùng giới hạn trước khi nhập văn bản.
- Pen Tool (P): Vẽ các đường kẻ bất kì (dạng vector), có thể tùy chỉnh, uốn cong,…
- Rectangle Tool (U): Nhóm công cụ vẽ các hình dạng thông dụng như chữ nhật, elip, đường thẳng,… dạng vector.
- Notes Tool (N): Dùng để ghi chú khi thao tác với file PSD.
- Hand Tool (T): Giúp bạn nắm và duy chuyển tất cả các đối tượng layer (cả hình đang xử lí) và kéo đi trong 1 cửa sổ.
- Zoom Tool (Z): Giúp phóng to, thu nhỏ vùng làm việc.
4. Nhóm công cụ tùy chỉnh màu nền
- Change Color: Chứa 2 hộp màu, trước và sau để thao tác xử lí tô, đổ màu nền (Hòa sẽ đề cập trong các bài hướng dẫn sau)
Qua bài viết rằng, mong rằng các bạn sẽ hiểu hơn về Photoshop.
Chúc các bạn học tốt
Các bạn có thể tham khảo các khóa học đồ họa in ấn giá rẻ, đồ họa truyền thông, đồ họa kiến trúc, đồ họa nhận dạng thương hiệu, đồ họa thiết kế web... tại docchieu.org
Chi tiết :
0 nhận xét: